Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

 

Tổ chức liên minh Na Uy hỗ trợ nông dân thực hiện "Sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu". Dưới đây là những diễn giải  về Sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu và những mô hình chúng tôi đang hỗ trợ ở đồng bằng sông Cửu Long.

Một mô hình sinh kế thông minh với Biến đổi khí hậu bao gồm các yếu tố sau:

  1. Có thể chống chịu với tác động tiêu cực của Biến đổi khí hậu. Ví dụ, trồng loại cây có thể chống chịu  tốt hơn với xâm nhập mặn.
  2. Không gây ô nhiễm môi trường; hoặc góp phần bảo vệ môi trường. Ví dụ, không sử dụng hóa chất và thuốc trừ sâu gây hại cho môi trường hoặc thực phẩm.
  3. Mô hình vẫn duy trì khi không có sự hỗ trợ bên ngoài. Điều này có nghĩa là người nông dân phải có thu nhập ổn định từ mô hình và không nhận bất kỳ hỗ trợ nào khác từ dự án.
  4. Người nghèo có thể tiếp cận được. Mô hình có thể thực hiện được mà không cần đầu tư nhiều.

Một vài Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với Biến đổi khí hậu NMAV hỗ trợ:

Tien Giang (Tan Phu Dong)
Mô hình quảng canh tôm lúa cải tiến

Mô hình trồng mãng cầu xiêm
Mô hình trồng sả

Tra Vinh (Tieu Can)
Mô hình nuôi vịt- cá kết hợp
Mô hình nuôi bò kết hợp hầm ủ biogas

Mô hình nuôi heo kết hợp hầm ủ biogas

Bạn sẽ tìm thấy thông tin về từng mô hình sinh kế dưới đây và tại sao các mô hình này được gọi là thông minh thích ứng với Biến đổi khí hậu.


Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Mô hình quảng canh tôm lúa cải tiến

1. Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Tân Phú Đông là một huyện đảo ven biển và sinh kế của người dân chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức đang diễn ra ở huyện Tân Phú Đông trong những năm qua như xâm nhập mặn, nắng nóng kéo dài và hạn hán đã gây ra tác động tiêu cực đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm nước ngọt và trồng lúa.

Trước đây, nông dân thường bị lỗ khi nuôi hai vụ tôm, vì tôm bệnh. Độ mặn cao, thời tiết nắng nóng và môi trường nước bị ô nhiễm khiến tôm khó sống sót. Theo nông dân nhiệt độ cao và thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn cho nuôi tôm. Nông dân sản xuất quy mô nhỏ, lẻ đã trải qua những tác động tiêu cực nghiêm trọng của biến đổi khí hậu ở Tân Phú Đông. Người nuôi tôm địa phương đặc biệt dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu và vì thế sinh kế của họ rất rủi ro. Do độ mặn ngày càng tăng, nông dân không thể trồng hai vụ lúa mỗi năm ở vùng này nữa. Do đó, mô hình  tôm lúa quảng canh cải tiến (1 vụ tôm - 1 vụ lúa) là mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu tốt nhất tại địa bàn. Hơn nữa, nuôi tôm thâm canh đòi hỏi đầu tư chi phí cao. Nếu không có nỗ lực thích ứng, nuôi tôm có thể có rủi ro cao và đẩy người nông dân vào tình trạng thua lỗ và nợ nần.

Để có thể chống chịu tốt hơn với biến đổi khí hậu, mô hình  tôm lúa quảng canh cải tiến (1 vụ tôm - 1 vụ lúa)  đã được phát triển. Đây là một hệ thống canh tác lúa - tôm trong cùng một  diện tích với việc luân canh trồng lúa trong mùa mưa và nuôi tôm trong mùa khô. Trong mô hình này, vụ tôm thường từ tháng 1 đến tháng 8 và vụ lúa tháng 9 đến tháng 12. Cuối tháng 12, nông dân thu hoạch lúa, kết hợp với cải tạo đồng ruộng để chuẩn bị cho vụ tôm. Khi áp dụng mô hình này, hiệu quả kinh tế tăng lên. Mô hình này cũng được điều chỉnh theo sự dao động giữa nước mặn và nước ngọt ở khu vực này, do mực nước biển dâng.

2. Thân thiện với môi trường

 Ở mô hình quảng canh canh tôm - lúa cải tiến này, mật độ nuôi thả tôm và thức ăn bổ sung thấp. Mô hình này được coi là có khả năng chống chịu với các tác động của biến đổi khí hậu về mặt đảm bảo an ninh lương thực, có khả năng thích ứng tốt hơn với các sự kiện thời tiết khắc nghiệt và giảm khí thải.

Vào mùa khô, nước mặn được sử dụng để nuôi tôm, vào mùa mưa, nước ngọt để trồng lúa. Trong hệ thống nuôi tôm - lúa, sau một vụ tôm sẽ đến vụ lúa, vì thế chất thải hữu cơ ở đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ hơn. Và người nông dân chỉ cần bón một lượng nhỏ phân bón để đáp ứng nhu cầu phát triển của cây lúa.

Ngoài ra, để tránh ảnh hưởng đến vụ tôm, nông dân sử dụng rất ít thuốc trừ sâu (giảm 70-80%). Sau vụ lúa, đáy ao đã được khoáng hóa để giảm các chất độc hại, cắt bỏ mầm bệnh trong ao. Môi trường ổn định, khi nuôi tôm không cần thuốc trừ sâu, hóa chất, góp phần làm cho chi phí sản xuất giảm xuống và do đó lợi nhuận tăng.

Hệ thống canh tác lúa hạn chế sử dụng hóa chất độc hại, sử dụng tài nguyên nước hợp lý theo mùa, thích nghi với điều kiện tự nhiên, tạo ra sản phẩm sạch, từ đó làm tăng giá trị hàng hóa. Ngoài ra, mô hình này giải quyết các vấn đề ô nhiễm nguồn nước, hạn chế tình trạng vùng nuôi tôm bị lão hóa, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và tạo điều kiện cho nuôi trồng bền vững.

3. Tính Bền vững

Mô hình quảng canh tôm lúa cải tiến được xem là bền vững nhất trong tất cả các mô hình nuôi tôm - lúa ở đồng bằng sông Cửu Long. Mô hình này đòi hỏi mức đầu tư thấp, và phù hợp với điều kiện tài chính và kỹ thuật canh tác hiện tại của các hộ gia đình nông thôn. Mô hình này dễ dàng cho nông dân áp dụng do yêu cầu kỹ thuật thấp và phù hợp với điều kiện tự nhiên với mức đầu tư nhỏ và rủi ro thấp hơn so với canh tác bán thâm canh. Và sản phẩm lúa tôm được coi là sản phẩm sạch và được yêu thích trên thị trường. Trên thực tế, lúa và tôm ở xã Phú Tân thường  được các công ty và đại lý mua ngay khi thu hoạch.

Tại Tân Phú Đông, đặc biệt là xã Phú Tân, diện tích canh tác cho mô hình này được mở rộng từ 200 ha năm 2012 lên 526 ha năm 2017 với 200 hộ gia đình do hiệu quả của mô hình mang lại. Mô hình luân canh lúa-tôm cũng có lợi nhuận cao hơn so với chỉ trồng lúa hoặc nuôi tôm ở những khu vực bị xâm nhập mặn.

4. Tác động đến người nghèo

Mô hình quảng canh tôm – lúa cải tiến ở đồng bằng sông Cửu Long được xem là nguồn thu nhập và sinh kế quan trọng của nhiều nông dân sản xuất quy mô nhỏ. Nó giúp nông dân cải thiện thu nhập và tạo việc làm cho người dân. Nó đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo và có tiềm năng cho việc mở rộng canh tác. Trong những năm tới, phù hợp với định hướng của huyện Tân Phú Đồng trong việc phát triển mô hình tôm lúa, NMAV sẽ hỗ trợ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo, đầu tư để mua giống lúa có khả năng chống chịu mặn và tôm giống. Mức độ mặn có xu hướng tăng sau nhiều năm áp dụng mô hình, đòi hỏi nước ngọt nhiều hơn hoặc khử mặn lâu hơn. Chúng tôi cũng hỗ trợ họ trong việc khử măn cũng như quá trình cải tạo đất. Năm nay, cùng với đối tác địa phương, chúng tôi sẽ hỗ trợ 30 hộ nghèo ở xã Phú Tân áp dụng mô hình này.


Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Mô hình trồng mãng cầu xiêm

  1. Thích ứng với Biến đổi khí hậu

Tân Phú Đông là một huyện đảo với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và gần đây bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và hạn hán. Do biến đổi khí hậu, người nông dân rất khó trồng cây ăn quả trên vùng đất thấp ngập úng nước và đất mặn như Tân Phú Đông. Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, người nông dân chủ động chuyển đổi sang trồng mãng cầu xiêm để thích nghi nhanh chóng. Tuy nhiên, cây mãng cầu xiêm bình thường không thể phát triển tốt và có năng suất cao trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như Tân Phú Đông. Nông dân phải ghép  mãng cầu xiêm lên gốc bình bát vì loại cây này có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn hoặc ngập úng và thậm chí có khả năng chống chịu với sự xâm nhập mặn và đất phèn. Đây là lý do tại sao cây mãng cầu xiêm được chọn làm cây trồng chủ đạo ở huyện này.

  1. Thân thiện với môi trường

Hiện tại, NMAV hỗ trợ các hộ gia đình ở xã Phú Đông xây dựng kho chứa phân bón và thuốc trừ sâu để đạt tiêu chuẩn chứng nhận VIETGAP (Thực hành nông nghiệp tốt của Việt Nam). Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc khi nông dân trồng mãng cầu xiêm mong muốn sản phẩm được chứng nhận VIETGAP.

VIET GAP là một quy định về thực hành nông nghiệp tốt cho nông sản và thủy sản ở Việt Nam. Điều này bao gồm các yêu cầu trong sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt để: đảm bảo an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm; sức khỏe và an toàn của người sản xuất; bảo vệ môi trường và truy xuất nguồn gốc.

Áp dụng VIETGAP để thay đổi thói quen, hành vi sản xuất, sản xuất sản phẩm cho cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Với chứng nhận VIETGAP, nông dân sẽ có thể bán sản phẩm với giá cao hơn và có thể xuất khẩu sang thị trường quốc tế.

3. Tính Bền vững

Ưu điểm của cây mãng cầu xiêm là phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, năng suất cao, dễ trồng và chăm sóc. Nông dân ở Tân Phú Đông có thể chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng mãng cầu xiêm vì lợi nhuận từ sản phẩm này cao gấp 6 đến 10 lần so với trồng lúa. Mãng cầu xiêm có thể được thu hoạch quanh năm. Tuổi thọ của cây mãng cầu khá cao, lên tới 40 năm.

Thị trường tiêu thụ của cây mãng cầu xiêm khá lớn và ổn định vì loại quả này không chỉ được sử dụng làm đồ uống mà còn được chế biến thành mứt, kẹo và trà. Trước đây, một số công ty đề nghị ký hợp đồng lớn với tổ hợp tác xã  của xã Phú Đông, tuy nhiên, nông dân không đủ khả năng cung cấp sản lượng lớn cho họ.

  1. Tác động đến người nghèo

Cây mãng cầu xiêm được xem như là cây ăn trái giúp giảm nghèo. Nếu một nông dân có 3000m2 mãng cầu xiêm và chăm sóc tốt, mỗi năm lợi nhuận không dưới 100 triệu. Việc trồng và mua bán mãng cầu xiêm góp phần tạo việc làm cho người nghèo trên địa bàn này.


 


Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Mô hình trồng sả

  1.  Thích ứng với Biến đổi khí hậu:

Cây sả có thể thích ứng với vùng đất xâm nhập mặn, thường xuyên phải đối mặt với hạn hán và thiếu nước canh tác như huyện đảoTân Phú Đông. Vào mùa khô, nếu thiếu nước, sả có thể sống sót với nước có độ mặn thấp. Đây là một lợi thế lớn khiến sả được chọn làm cây trồng kinh tế chủ đạo ở vùng mặn. Trong những năm gần đây, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi từ đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sả để thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu.

  1. Thân thiện với môi trườn:

Trồng sả khá đơn giản và không cần sử dụng thuốc trừ sâu. Do đó, ít gây hại cho môi trường.

Trong những năm tới, NMAV dự định hỗ trợ nông dân áp dụng tiêu chuẩn VIETGAP trong việc trồng sả. Hiện tại, có một doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chiết xuất tinh dầu sả với phương pháp mới. Để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, công ty này sử dụng công nghệ mới về áp lực phá vỡ tế bào để chưng cất sả. Phương pháp này tốt cho môi trường vì lá của cây sả sau khi chiết xuất dầu cũng được sử dụng làm phân bón hữu cơ, giúp giải quyết các vấn đề chất thải nông nghiệp và sử dụng phân bón ít hóa học. Vì các yếu tố liên quan đến bảo vệ môi trường này, NMAV sẽ làm việc với nhà máy / doanh nghiệp này và hỗ trợ các hộ nghèo là thành viên của các tổ hợp tác  và áp dụng quy trình tiêu chuẩn của nhà máy này để trồng sả để có sản phẩm an toàn và chất lượng và có thể bán với giá cao hơn .

  1. Tính Bền vững
  • Sả rất dễ trồng, ít ít côn trùng gây hại.
  • Có thể được trồng theo vùng qui hoạch và  xen canh ở bất kỳ vùng đất trống nào.
  • Hiệu quả cao: chi phí đầu tư ít hơn, chu kỳ kinh tế của sả kéo dài, trồng một lần nhưng thu hoạch từ 3 đến 4 năm, hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng ba lần so với trồng lúa.
  1. Tác động đến người nghèo
  • Tạo việc làm cho lao động địa phương nhờ vào thu hoạch sả
  • Sả được xem là cây trồng giúp giảm nghèo ở Tân Phú Đông. Hiện tại, Tân Phú Đông trở thành vùng canh tác sả lớn nhất ở Tiền Giang, mang lại lợi ích kinh tế quan trọng.

Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

 

 

Mô hình nuôi vịt- cá kết hợp

A: Lý do lựa chọn mô hình?

  1. Mô hình thích ứng/giảm thiểu BĐKH- yếu tố môi trường
  • Vịt bơi lội, lặn hụp làm tăng lượng oxy hoà tan trong nước giúp cho cá có đủ lượng oxy cần thiết trong quá trình hô hấp, bảo đảm quá trình trao đổi chất trong điều kiện bình thường, không phải dùng máy khuấy mặt nước.
  • Cá lóc, cá da trơn dễ nuôi trong điều kiện thời tiết thay đổi, nếu nông dân lựa chọn nuôi.
  • Ao là nơi góp phần vào việc điều tiết nhiệt độ trong những ngày nóng nực đảm bảo môi trường tốt cho vịt vào lúc nhiệt độ nóng.
  • Giảm thiểu ô nhiểm nguồn nước, môi trường xung quanh vì phân vịt hay thức ăn thừa khi cho vịt ăn có thể là thức ăn cho cá.
  1. Mô hình thân thiện với môi trường
  • Mô hình do Trường đại học Cần Thơ nghiên cứu và đã được dự án Thích ứng với BĐKH do IFAD tài trợ áp dụng tại Trà Vinh và Bến Tre.
  1. Khả năng tiếp cận thị trường đầu ra và tạo thu nhập
  • Cá có thể tận dụng thức ăn dư thừa, vung vãi của vịt là thức ăn tinh (hỗn hợp, thóc, cám, ect). Góp phần giảm chi phí thức ăn cho cá.
  • Cá hay vịt dễ dàng giúp người nuôi bán thị trường trong và ngoài tỉnh
  • Con cá dễ nuôi, dễ chăm sóc và tính thích ứng với điều kiện thời tiết thay đổi, điều kiện canh tác địa phương.
  • Vịt và cá không tốn nhiều chi phí để đầu tư.
  1. Phù hợp với kiến thức địa phương, mô hình nghiên cứu sẵn có và các tác động xã hội mang lại
  • Mô hình phù hợp cho hộ nghèo, cận nghèo
  • Đa dạng về vật nuôi, thay vì chỉ tập trung vào một loài vật nuôi. Địa phương ủng hộ nông dân thực hiện mô hình này.
  • Nông dân có kinh nghiệm và quen với mô hình.

Áp dụng nghị định 151 của chính phủ- sản xuất theo hợp tác xã/tổ hợp tác để tránh bị ép giá từ đơn vị thu mua và cũng tạo ra giá trị sản phẩm tốt hơn, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường ví dụ như chọn giống tốt, quản lý chất lượng chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương.

B: Nguồn lực tại chổ của mô hình

  1. Kiến thức/ kỹ thuật tại chổ của mô hình
  • Con giống sẵn có, dễ mua và bán sản phẩm khi xuất chuồng.
  • Thích hợp cho hộ ít đất hoặc ít/thiếu vốn chăn nuôi.
  • Nông dân ủng hộ mô hình vì dễ nuôi và đễ bán. Ít giao động về giá cả.
  1. Năng lực cán bộ kỹ thuật tại địa phương sẵn có
  • Năng lực của cán bộ về mô hình này tốt gồm công tác tiêm phòng, trị bệnh trên vật nuôi
  • Đây là mô hình được địa phương quan tâm và người dân ủng hộ
     
  1. Năng lực người dân tham gia mô hình
  • Người dân có nhiều kinh nghiệm trong thực hiện mô hình.
  • Ít tốn chi phí đầu tư vào thức ăn cho mô hình, đặc biệt là phù hợp cho hộ nghèo
  • Không tốn công lao động nhiều
  1. Khác
  • Mô hình đã được dự án Thích ứng với BĐKH của IFAD thực hiện
  • “Các tiêu chuẩn đánh giá mô hình sinh kế thông minh với BĐKH” dựa theo nghiên cứu của IFAD


Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

 

 

Mô hình nuôi bò kết hợp hầm ủ biogas

A) Lý do chọn mô hình?

1)  Mô hình thích ứng/giảm thiểu BĐKH- yếu tố môi trường

  • Bò dễ nuôi trong điều kiện thời tiết thay đổi như lạnh hay nóng. Đảm bảo là hộ nuôi sạch sẽ và an toàn và nuôi trong chuồng.
  • Nuôi bò sinh học là kết hợp với hầm ủ biogas (hoặc túi ủ biogas) như sử dụng phân bò và nước tiểu để làm khí đốt.
  • Phân bò làm phân hữu cơ bán, bón cây trồng.
  • Nuôi bò có xử lý chất thải sẽ làm giảm thải khí CH4 (mê tan). Vì vậy mô hình góp phần làm giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính.

2)  Mô hình thân thiện với môi trường

  • Chất thải từ con bò được sử dụng làm phân hữu cơ để bón cây hoặc để bán và nước tiểu dùng làm khí đốt nên tránh được việc thải ra kênh rạch làm giảm mùi hôi và ô nhiểm môi trường xung quanh và bảo vệ được sức khoẻ cho cộng đồng.
  • Biogas góp phần làm giảm thiểu và xử lý ô nhiểm trong chăn nuôi.
  • Mô hình được Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và đã và đang được AMD/IFAD thực hiện tại Bến Tre và Trà Vinh.

3) Khả năng tiếp cận thị trường đầu ra và tạo thu nhập

  • Thịt bò dễ dàng giúp người nuôi bán thị trường trong và ngoài tỉnh
  • Con bò dễ nuôi, dễ chăm sóc và tính thích ứng với điều kiện thời tiết, điều kiện canh tác địa phương.
  • Được xem là nguồn tiết kiệm tương đối lớn nên sau khi thu hoạch người dân sẽ có số tiền lớn so với các mô hình khác.
  • Nguồn thức ăn dễ tìm và sẵn có. chi phí cho ăn không cao nên rất phù hợp cho hộ nghèo, cận nghèo.
  • Chi phí mua con giống cao, nhưng có sự kết hợp giữa các nguồn ngân sách khác nhau như chương trình 48 và chương trình 135[1] của chính phủ VN 

4) Phù hợp với kiến thức địa phương, mô hình nghiên cứu sẵn có và các tác động xã hội mang lại

  • Mô hình tạo ra sự hợp sức và góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong công tác xoá nghèo. Mô hình có sự đối ứng của các bên tham gia như người dân đối ứng, nhà nước và dự án hỗ trợ.
  • Áp dụng nghị định 151 của chính phủ- sản xuất theo hợp tác xã/tổ hợp tác để tránh bị ép giá từ đơn vị thu mua và cũng tạo ra giá trị sản phẩm tốt hơn, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường ví dụ như chọn giống tốt, quản lý chất lượng chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương.
  • Nông dân có kinh nghiệm và quen với mô hình chăn nuôi bò và được ửng hộ cao từ họ cũng như chính quyền địa phương.
  • Giúp người dân giảm chi phí mua khí đốt như nấu ăn, sinh hoạt.

B. Nguồn lực tại chổ của mô hình

1) Kiến thức/ kỹ thuật tại chổ của mô hình

  • Mô hình áp dụng rộng khắp tại đại phương
  • Con giống tại chổ, dễ mua và bán.
  • Mô hình được địa phương và người dân quan tâm và thuộc mô hình khuyến khích cho việc giảm nghèo trong chương trình mục tiêu quốc gia.

2) Năng lực cán bộ kỹ thuật tại địa phương sẵn có

  • Năng lực của cán bộ về lĩnh vực chăn nuôi bò tốt gồm công tác tiêm phòng, trị bệnh vật nuôi
  • Kinh nghiệm, kỹ thuật lắp đạt hầm ủ và cách vận hành, bảo hành được Phòng NN hỗ trợ và tập huấn.
  • Đây là mô hình được nhà nước quan tâm và tài trợ tài chính trong chương trình xoá nghèo

3) Năng lực người dân tham gia mô hình:

  • Tính trách nhiệm cao vì đây được xem là tài sản tiết kiệm của người nghèo, cận nghèo
  • Nguồn thức ăn sẵn có và dồi dào
  • Không tốn diện tích lớn cho chăn nuôi đối với hộ không có đất.
  • Không tốn công lao động nhiều

4) Khác

  • Mô hình đã được dự án Thích ứng với BĐKH của IFAD thực hiện
  • “Các tiêu chuẩn đánh giá mô hình sinh kế thông minh với BĐKH” dựa theo nghiên cứu của IFAD
  • Mô hình được sự đối ứng từ chương trình mục tiêu quốc gia. Sẽ không làm được mô hình nếu không có vốn đối ứng. 

Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Mô hình nuôi heo kết hợp hầm ủ biogas

A. Lý do chọn mô hình?

1. Mô hình thích ứng/giảm thiểu BĐKH- yếu tố môi trường

  • Nuôi heo sinh học là kết hợp với hầm ủ biogas (hoặc túi ủ biogas) để làm khí đốt như điện, khí gas sử dụng tại nhà.
  • Nuôi heo có xử lý chất thải sẽ làm giảm thải khí CO2 thải vào môi trường. Vì vậy mô hình góp phần làm giảm thải khí gây hiệu ứng nhà kính

2. Mô hình thân thiện với môi trường

  • Làm giảm mùi hôi và ô nhiểm môi trường xung quanh và bảo vệ được sức khoẻ cho cộng đồng.
  • Biogas góp phần làm giảm thiểu và xử lý ô nhiểm trong chăn nuôi
  • Mô hình được Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu và đã và đang được AMD/IFAD thực hiện tại Bến Tre và Trà Vinh
Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

3. Khả năng tiếp cận thị trường đầu ra và tạo thu nhập

  • Thịt heo dễ dàng giúp người nuôi bán thị trường trong và ngoài tỉnh
  • Con heo dễ nuôi, dễ chăm sóc
  • Chi phí mua con giống vừa phải nên người nghèo dễ dàng tiếp cận mô hình
  • Có sự kết hợp trong hỗ trợ ngân sách từ chương trình 48 của chính phủ.

Lưu ý: Nuôi heo thường đối diện với việc tăng giảm, khó kiểm soát về giá cả, cứ mỗi vài năm thì có 1 năm giá heo giảm cực thấp. Vì vậy địa phương và hộ nuôi cần quan tâm

4. Phù hợp với kiến thức địa phương, mô hình nghiên cứu sẵn có và các tác động xã hội mang lại

  • Hiện tại, mô hình nuôi heo đang có giá bán cao tại thị trường
  • Mô hình thích hợp cho người nghèo và cận nghèo
  • Mô hình có sự hỗ trợ tài chính từ chương trình 48- hỗ trợ lắp đạt hầm biogas với mức tối đa là 5,000,000/hộ
  • Áp dụng nghị định 151 của chính phủ- sản xuất theo hợp tác xã/tổ hợp tác để tránh bị ép giá từ đơn vị thu mua và cũng tạo ra giá trị sản phẩm tốt hơn, đáp ứng theo nhu cầu của thị trường ví dụ như chọn giống tốt, quản lý chất lượng chăn nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương
  • Nông dân có kinh nghiệm và quen với mô hình chăn nuôi con heo và là giải pháp cho hộ không có đất canh tác.
  • Giúp người dân giảm chi phí mua khí đốt như nấu ăn, sinh hoạt.

B. Nguồn lực tại chổ của mô hình

1. Kiến thức/ kỹ thuật tại chổ của mô hình

  • Mô hình áp dụng rộng khắp tại Tiểu Cần, Trà Vinh
  • Con giống tại chổ, dễ mua và bán cả về con giống và bán khi xuất chuồng.
  • Mô hình được địa phương và người dân quan tâm.

2. Năng lực cán bộ kỹ thuật tại địa phương sẵn có

  • Năng lực của cán bộ về lĩnh vực chăn nuôi heo tốt gồm công tác tiêm phòng, trị bệnh vật nuôi
  • Kinh nhiệm xây dựng hầm ủ biogas và hướng dẫn kỹ thuật cho hộ biết cách sử dụng và bảo quản do Phòng NN hỗ trợ.  

3. Năng lực người dân tham gia mô hình:

  • Không đòi hỏi nhiều đất, mô hình phù hợp cho hộ nghèo, cận nghèo.
  • Nhân công lao động không cần nhiều.

4. Khác

  • Mô hình đã được dự án Thích ứng với BĐKH của IFAD thực hiện
  • “Các tiêu chuẩn đánh giá mô hình sinh kế thông minh với BĐKH” dựa theo nghiên cứu của IFAD
  • Mô hình được sự đối ứng từ chương trình mục tiêu quốc gia. Sẽ không làm được mô hình nếu không có vốn đối ứng.

 

Thông tin về mô hình Hầm ủ Biogas

Giới thiệu về mô hình

Biogas (Khí sinh học) là hỗn hợp khí chủ yếu là khí metan (CH4) và khí carbon dioxide (CO2) được tạo ra trong quá trình tiêu hóa các chất hữu cơ như động vật (bò, lợn) và chất thải của gà cũng như loại phụ phẩm từ cây trồng. Trong điều kiện thiếu oxy, môi trường hiếm khí  sẽ bị phân huỷ thành metan (40-70% là đủ điều kiện tạo ra khí đốt), khí carbon (30-60%), khí hydro (0-1%) và khí hydro sulphide (0-3%) . Nhiệt độ lý tưởng cho tiến trình phân huỷ là 35°C , nhiệt độ có thể đòi hỏi cao hơn tuỳ vào biến động nhiệt độ hàng ngày hoặc biến động theo mùa.

Lợi ích của Mô hình

  • Nhà nước khuyến khích vì được xem là giải pháp tốt cho mô hình chăn nuôi.  
  • Tránh vi khuẩn nhiễm bệnh cho vật nuôi trong chuồng.  
  • Tạo khí gas phục vụ cho việc nấu ăn, chất đốt nói chung.
  • Tiết kiệm chi phí mua khí đốt.  
  • Giữ môi trường sạch sẽ, tránh gây mùi hôi cho các nhà xung quanh trong xóm ấp do chất thải từ vật nuôi.
  • Chất thải sau khi được tạo khí gas từ hầm ủ có thể dùng làm phân bón cho cây trồng. Có thể thải xuống ao nuôi cá để làm thức ăn cho cá.

Các yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Để vận hành hầm ủ và có khí gas sử dụng, chúng ta cần duy trì vật nuôi trong chuồng theo đúng yêu cầu kỹ thuật, ví dụ như: 

  • Heo: Ít nhất là 5 con (lớn)
  • Bò: 2 con
  • Gà/vịt: 200 con
  • Kỹ thuật và tư vấn lắp đạt hầm ủ sẽ do Phòng NN và PTNT hỗ trợ
  • Chi phí đầu tư mô hình
    • 8 triệu đồng cho 1 hầm ủ 6m3  
    • 12 triệu đồng cho 1 hầm ủ 8m3

Chú ý: Theo chương trình của nhà nước, chính phủ hỗ trợ 50% đến tối đa 5,000,000 đồng/hộ khi lắp đặt hầm ủ. Chương trình này sẽ kết thúc vào năm 2020.

Mô hình sinh kế thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu là gì?

Tìm hiểu thêm thông tin tại dự án Biên đổi khí hậu

 

 

 

 

 

Trang web này về Tổ chức Liên Minh NaUy tại Việt Nam. Liên hệ

Tổ chức Liên Minh NaUy làm việc tại nhiều quốc gia.
Đọc thêm về Tổ chức Liên Minh NaUy toàn cầu