Biến đổi khí hậu

Nông dân đồng bằng sông Cửu Long đang phải chịu tác động của Biến đổi khí hậu
Giai đoạn dự án 2018-2022
Đối tác chính
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang
  • UBND huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
  • UBND huyện Tân Phú Đông , tỉnh Tiền Giang
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông , tỉnh Tiền Giang
Kết quả chính
  • Đến cuối năm 2022, có 10,000 trẻ em gái và trẻ em trai được nâng cao sự hiểu biết và thực hành về hòa nhập, bình đẳng giới và biến đổi khí hậu. 
  • Đến cuối năm 2022, có 600 cán bộ, 5.000 hộ gia đình và 60.000 phụ nữ có kiến thức cơ bản về tác động của biến đổi khí hậu và chiến lược thích nghi
Phương pháp đo lường tác động?
  • Số trẻ em gái và trẻ em trai sau khi được tập huấn 3-6 tháng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, hòa nhập xã hội và bình đẳng giới (BĐG)
  • Số giáo viên sau khi được tập huấn sẽ tạo ra các hoạt động để học sinh tham gia thảo luận về các vấn đề BĐKH, hòa nhập và BĐG trong lớp học
  • Số hộ gia đình sau khi được tập huấn biết sử dụng những kiến thức về BĐKH để xây dựng chiến lược thích nghi
  • Số phụ nữ trẻ sau khi được tập huấn về mô hình kinh doanh thông minh với biến đổi khí hậu có lợi nhuận sau 6-12 tháng

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn do mực nước biển dâng cao, sạt lở bờ sông, nước dâng do bão và các rủi ro liên quan đến khí hậu khác . Những sự thật này được thừa nhận rộng rãi và cũng đang được trải nghiệm bởi những người nông dân địa phương và được báo cáo từ các cộng đồng địa phương nơi Tổ chức Liên Minh NaUy đang tài trợ.

Những đối tượng đích trong dự án mà chúng tôi đang hỗ trợ quan tâm sâu sắc về việc mùa màng thất bát, thiếu lương thực và thu nhập, và mọi thứ dường như ngày một xấu hơn. Người khuyết tật và hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đặc biệt dễ bị tổn thương trong tình huống này. Một vấn đề tiềm ẩn là người dân thiếu các  kỹ năng ứng phó. Các giải pháp truyền thống không còn hiệu quả nữa. Người dân không biết họ nên đầu tư vào loại sinh kế nào. Việc thiếu kiến ​​thức cũng dẫn đến các giải pháp mang tính thử nghiệm, ví dụ như lạm dụng hóa chất một lần nữa dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Sinh kế không đảm bảo và thiếu thu nhập thay thế cũng dẫn đến việc người dân di cư lên thành thị.

Mục tiêu của chương trình là đến năm 2022, NMAV và các đối tác sẽ tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho 470.000 người dễ bị tổn thương ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Trong mục tiêu ngắn hạn và trung hạn, người dân sẽ thích nghi với các mô hình sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu mới. Về lâu dài, chúng tôi mong đợi người dân sẽ cải thiện phúc lợi thông qua việc gia tăng thu nhập.

Có thể nói, các chính sách cơ bản của chính phủ về thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai rất tốt, tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách này là một thách thức. Do đó, một thành phần quan trọng của công việc này sẽ là việc nâng cao hiểu biết về cả chính sách và vận động chính sách nhằm thay đổi thói quen đối với chính quyền địa phương, cộng đồng, học sinh và giáo viên. Ngoài việc tăng cường kiến ​​thức và nhận thức, chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và phát triển các kỹ năng để người dân có thể đa dạng hóa thu nhập và thích nghi với mô hình sinh kế mới và mạnh mẽ hơn. Bằng việc tiếp cận các khoản vay từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM) hoặc thông qua Nhóm tín dụng và tiết kiệm làng xã (VSLA) sẽ là một công cụ quan trọng để hỗ trợ sự thay đổi này, cùng với việc kết hợp với việc củng cố kiến ​​thức và năng lực cho người dân.

Những hoạt động chúng tôi sẽ can thiệp

Một số hoạt động chính sẽ là xác định, phát triển, thử nghiệm và triển khai các mô hình sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu, đào tạo cho người vay vốn về kinh doanh thông minh với biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển kế hoạch kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, thành lập các nhóm giám sát cộng đồng, phát triển tài liệu đào tạo cho trẻ em và giáo viên, hỗ trợ các sự kiện liên quan đến trường học. Điều quan trọng là tất cả các thành phần của xã hội đều có cơ hội bình đẳng để xây dựng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu dài hạn là đạt được bình đẳng giới và hòa nhập xã hội cho các nhóm bị thiệt thòi mà chúng tôi tin rằng chỉ có thể đạt được thông qua việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng, như bất bình đẳng thu nhập và thông qua việc nâng cao kiến ​​thức và nhận thức về bình đẳng giới và hòa nhập của người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, trong trường học và trong xã hội rộng lớn hơn. Chúng tôi sẽ làm việc này thông qua các sự kiện liên quan đến trường học, đào tạo học sinh, giáo viên và đại diện nhà trường.

Trong một viễn cảnh xa hơn, nông dân và phụ nữ trẻ sẽ có cơ chế ứng phó tốt hơn để họ không bị thiếu thu nhập và lương thực trong các rủi ro liên quan đến khí hậu. Phúc lợi chung của họ được duy trì thông qua thu nhập ổn định và đa dạng. Trẻ em đi học, bao gồm trẻ em khuyết tật và trẻ em dân tộc thiểu số, sẽ được chuẩn bị ứng phó với thảm họa và khủng hoảng. Các cộng đồng địa phương sẽ đảm bảo sự tham gia bình đẳng nhằm giải quyết vấn đề bình đẳng giới và hòa nhập cho người khuyết tật. Thông qua trường học và mạng lưới rộng rãi của Hội Phụ nữ, 10.000 học sinh và 60.000 hộ gia đình sẽ được đào tạo để tăng cường khả năng ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác địa phương và dựa trên kinh nghiệm về khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu hiện tại để đưa ra những đề xuất và các khóa tập huấn tốt nhất có thể.

Cùng với Quỹ Tài chính vi mô và thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm làng xã, 57.000 phụ nữ nghèo sẽ được tiếp cận với các khoản vay và các khóa tập huấn. Phụ nữ có thể gia tăng thu nhập và cải thiện điều kiện cuộc sống thông qua sinh kế thông minh thích ứng khí hậu đa dạng và bền vững. Việc tăng thu nhập sẽ khiến phụ nữ có khả năng ứng phó với các rủi ro liên quan đến khí hậu. Chúng tôi cũng sẽ huy động mạng lưới các nhóm giám sát cộng đồng để có thể cùng hỗ trợ với chính quyền địa phương.

 

 
Giai đoạn dự án 2018-2022
Đối tác chính
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Tiền Giang
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Trà Vinh
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Hậu Giang
  • UBND huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh
  • UBND huyện Tân Phú Đông , tỉnh Tiền Giang
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Phú Đông , tỉnh Tiền Giang
Kết quả chính
  • Đến cuối năm 2022, có 10,000 trẻ em gái và trẻ em trai được nâng cao sự hiểu biết và thực hành về hòa nhập, bình đẳng giới và biến đổi khí hậu. 
  • Đến cuối năm 2022, có 600 cán bộ, 5.000 hộ gia đình và 60.000 phụ nữ có kiến thức cơ bản về tác động của biến đổi khí hậu và chiến lược thích nghi
Phương pháp đo lường tác động?
  • Số trẻ em gái và trẻ em trai sau khi được tập huấn 3-6 tháng, có kiến thức về biến đổi khí hậu, hòa nhập xã hội và bình đẳng giới (BĐG)
  • Số giáo viên sau khi được tập huấn sẽ tạo ra các hoạt động để học sinh tham gia thảo luận về các vấn đề BĐKH, hòa nhập và BĐG trong lớp học
  • Số hộ gia đình sau khi được tập huấn biết sử dụng những kiến thức về BĐKH để xây dựng chiến lược thích nghi
  • Số phụ nữ trẻ sau khi được tập huấn về mô hình kinh doanh thông minh với biến đổi khí hậu có lợi nhuận sau 6-12 tháng

Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực địa lý chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trên thế giới về các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn do mực nước biển dâng cao, sạt lở bờ sông, nước dâng do bão và các rủi ro liên quan đến khí hậu khác . Những sự thật này được thừa nhận rộng rãi và cũng đang được trải nghiệm bởi những người nông dân địa phương và được báo cáo từ các cộng đồng địa phương nơi Tổ chức Liên Minh NaUy đang tài trợ.

Những đối tượng đích trong dự án mà chúng tôi đang hỗ trợ quan tâm sâu sắc về việc mùa màng thất bát, thiếu lương thực và thu nhập, và mọi thứ dường như ngày một xấu hơn. Người khuyết tật và hộ gia đình do phụ nữ làm chủ hộ đặc biệt dễ bị tổn thương trong tình huống này. Một vấn đề tiềm ẩn là người dân thiếu các  kỹ năng ứng phó. Các giải pháp truyền thống không còn hiệu quả nữa. Người dân không biết họ nên đầu tư vào loại sinh kế nào. Việc thiếu kiến ​​thức cũng dẫn đến các giải pháp mang tính thử nghiệm, ví dụ như lạm dụng hóa chất một lần nữa dẫn đến môi trường bị ô nhiễm. Sinh kế không đảm bảo và thiếu thu nhập thay thế cũng dẫn đến việc người dân di cư lên thành thị.

Mục tiêu của chương trình là đến năm 2022, NMAV và các đối tác sẽ tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu cho 470.000 người dễ bị tổn thương ở Đồng Bằng sông Cửu Long. Trong mục tiêu ngắn hạn và trung hạn, người dân sẽ thích nghi với các mô hình sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu mới. Về lâu dài, chúng tôi mong đợi người dân sẽ cải thiện phúc lợi thông qua việc gia tăng thu nhập.

Có thể nói, các chính sách cơ bản của chính phủ về thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai rất tốt, tuy nhiên, việc thực hiện các chính sách này là một thách thức. Do đó, một thành phần quan trọng của công việc này sẽ là việc nâng cao hiểu biết về cả chính sách và vận động chính sách nhằm thay đổi thói quen đối với chính quyền địa phương, cộng đồng, học sinh và giáo viên. Ngoài việc tăng cường kiến ​​thức và nhận thức, chúng tôi sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và phát triển các kỹ năng để người dân có thể đa dạng hóa thu nhập và thích nghi với mô hình sinh kế mới và mạnh mẽ hơn. Bằng việc tiếp cận các khoản vay từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Tiền Giang (MOM) hoặc thông qua Nhóm tín dụng và tiết kiệm làng xã (VSLA) sẽ là một công cụ quan trọng để hỗ trợ sự thay đổi này, cùng với việc kết hợp với việc củng cố kiến ​​thức và năng lực cho người dân.

Những hoạt động chúng tôi sẽ can thiệp

Một số hoạt động chính sẽ là xác định, phát triển, thử nghiệm và triển khai các mô hình sinh kế thông minh với biến đổi khí hậu, đào tạo cho người vay vốn về kinh doanh thông minh với biến đổi khí hậu, hỗ trợ phát triển kế hoạch kinh doanh, đánh giá rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, thành lập các nhóm giám sát cộng đồng, phát triển tài liệu đào tạo cho trẻ em và giáo viên, hỗ trợ các sự kiện liên quan đến trường học. Điều quan trọng là tất cả các thành phần của xã hội đều có cơ hội bình đẳng để xây dựng khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu dài hạn là đạt được bình đẳng giới và hòa nhập xã hội cho các nhóm bị thiệt thòi mà chúng tôi tin rằng chỉ có thể đạt được thông qua việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất bình đẳng, như bất bình đẳng thu nhập và thông qua việc nâng cao kiến ​​thức và nhận thức về bình đẳng giới và hòa nhập của người khuyết tật và người dân tộc thiểu số, trong trường học và trong xã hội rộng lớn hơn. Chúng tôi sẽ làm việc này thông qua các sự kiện liên quan đến trường học, đào tạo học sinh, giáo viên và đại diện nhà trường.

Trong một viễn cảnh xa hơn, nông dân và phụ nữ trẻ sẽ có cơ chế ứng phó tốt hơn để họ không bị thiếu thu nhập và lương thực trong các rủi ro liên quan đến khí hậu. Phúc lợi chung của họ được duy trì thông qua thu nhập ổn định và đa dạng. Trẻ em đi học, bao gồm trẻ em khuyết tật và trẻ em dân tộc thiểu số, sẽ được chuẩn bị ứng phó với thảm họa và khủng hoảng. Các cộng đồng địa phương sẽ đảm bảo sự tham gia bình đẳng nhằm giải quyết vấn đề bình đẳng giới và hòa nhập cho người khuyết tật. Thông qua trường học và mạng lưới rộng rãi của Hội Phụ nữ, 10.000 học sinh và 60.000 hộ gia đình sẽ được đào tạo để tăng cường khả năng ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu. Chúng tôi sẽ hợp tác với các đối tác địa phương và dựa trên kinh nghiệm về khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu hiện tại để đưa ra những đề xuất và các khóa tập huấn tốt nhất có thể.

Cùng với Quỹ Tài chính vi mô và thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm làng xã, 57.000 phụ nữ nghèo sẽ được tiếp cận với các khoản vay và các khóa tập huấn. Phụ nữ có thể gia tăng thu nhập và cải thiện điều kiện cuộc sống thông qua sinh kế thông minh thích ứng khí hậu đa dạng và bền vững. Việc tăng thu nhập sẽ khiến phụ nữ có khả năng ứng phó với các rủi ro liên quan đến khí hậu. Chúng tôi cũng sẽ huy động mạng lưới các nhóm giám sát cộng đồng để có thể cùng hỗ trợ với chính quyền địa phương.

 

 
Nam
Nam
Phạm Đỗ Nam (Cán bộ quản lý hợp phần Giáo dục)
Les mer
Nam
Nam
Pham Do Nam (Project leader Education)
Les mer
Trịnh Hồng Lan Anh
Trịnh Hồng Lan Anh
Cán bộ quản lý hợp phần
Les mer
Lan Anh
Lan Anh
Trinh Hong Lan Anh (Project Leader - Climate Change and Climate Smart Livelihood models)
Les mer
Nguyễn Thu Hằng
Nguyễn Thu Hằng
Cán bộ quản lý hợp phần
Les mer

Trang web này về Tổ chức Liên Minh NaUy tại Việt Nam. Liên hệ

Tổ chức Liên Minh NaUy làm việc tại nhiều quốc gia.
Đọc thêm về Tổ chức Liên Minh NaUy toàn cầu